Vẽ là một môn không hề đơn giản, để trở thành một họa sĩ thì trước hết năng khiếu cộng với chuyên môn là hai yếu tố quan trọng và cần thiết nhất. Bên cạnh đó sáng tạo và kiên trì cũng không thể không có khi chọn vẽ là khối thi của mình.
Một trong những điều quan trọng khi thi các môn năng khiếu đó là bạn phải nắm rõ yêu cầu của từng môn thi, ngành thi. Bởi lẽ, nhiều trường cùng tuyển khối V hoặc H nhưng cách chấm điểm lại thiên về đặc thù mỹ thuật của từng trường, tuy nhiên, yếu tố sáng tạo vẫn luôn là yếu tố “ăn điểm” khi thi năng khiếu.
Những vật dụng cần mang theo:
– Bản khổ A3 (bản mà hay dùng để vẽ, tránh trường hợp không quen bản vẽ)
– Kẹp giấy(4 cái).
– Viết chì từ 2B đến 5B (có thể dùng HB để dựng hình)
– Dao rọc giấy dùng gọt viết chì(nên chuốt sẵn mấy cây phòng khi cây đang vẽ bi gãy).
– Gôm loại mềm (nên vạt góc nhọn 1 đầu để gôm lấy sáng những chi tiết nhỏ .
– Que đo, dây rọi và ghế.
Kinh nghiệm phòng thi:
– Nên chọn góc mà bạn quen vẽ nhất hoặc chọn góc 2/3 hay 3/4 đầu tượng. Tâm lý khi thi cũng rất quan trọng, bình tĩnh tự tin là rất cấn thiết.Và điều cuối cùng là nhớ mang theo nước uống, khát thì uống,run cũng uống để lấy lại bình tĩnh.
– Cái gì theo mảng lớn thì làm trước, đo tỉ lệ càng kĩ càng tốt, để ý các tỉ lệ cơ bản như khoảng cách từ sống mũi lên trán, từ sống mũi xuống miệng cằm… tai thường ngang hàng với mắt.
– Dựng hình và đo tỷ lệ cho thật chuẩn xác, lâu lâu nên để bài xa xa để ngắm lại kiểm tra. Khi đánh bóng thì đánh theo mảng đừng nên đi sâu vào chi tiết quá, khi nào thấy sáng tối đã rõ ràng thì bắt đầu phân diện sáng,tối và trung gian. Sau tất cả những bước đó thì mới đi vào chi tiết.Nhưng cũng cần phân biệt, chi tiết ở trong sáng vẫn sáng hơn chi tiết ở trong tối.
Một số sai sót thường thấy khi dựng đầu tượng:
– Thiếu sọ : Nhìn đầu tượng như bị lẹm.
– Tỉ lệ chiều cao và rộng toàn đầu tượng không cân xứng: Sinh ra bị béo hay gầy .
– Tỉ lệ của từng bộ phận trong đầu tượng không cân xứng với nhau và với toàn đầu tượng: Sinh ra bị lệch, hoặc mắt , mũi mồm to lên hoặc bé đi…
Một số cách luyện tập để quen dần:
– Về tập vẽ nhanh quả trứng, hoặc những đường cong, elip…
– Dựng xong mỗi phần, lại đưa xa ra khỏi mắt, so sánh với tượng chuẩn
– Quá trình đo đạc phải cẩn thận, chính xác: Người thẳng, tay không run..
– Dụng cụ đo phải chuẩn: Không cong queo, đàn hồi…
– Tất cả các hình thù cố gắng đưa về hình cơ bản : Hình chữ nhật, vuông, tam giác, tròn, elip.
– Chịu khó bỏ chút thời gian ngồi quan sát các anh chị hay các người vẽ đẹp hơn mình.